Tìm hiểu phong tục chúc Tết của người Việt

Tết đến xuân về là lúc mà ai nấy đều sắp xếp công việc xong xuôi để cùng gia đình đón một cái Tết an lành và ấm áp. Cả năm làm việc mệt nhọc,Tết về là lúc mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, cùng nhau sắm sửa dọn dẹp, chuẩn bị thực phẩm đón Tết.

Ba ngày Tết quan trọng nhất đó là ngày mùng 1 đến ngày mùng 3 Tết, những ngày này đâu đâu cũng đều mang đậm không khí  Tết. Toàn bộ tâm trí của mỗi người đều dành trọn cho gia đình vào những ngày đặc biệt này. Đối với người Việt thì mồng 1 là tết cha, mồng 2 là tết mẹ và mồng 3 là tết thầy, mang đậm phong tục cổ truyền của người dân Việt Nam.

Tìm hiểu phong tục chúc Tết của người Việt

Nếp sống, phong tục này thực sự rất đẹp trong số những phong tực mang đậm bản sắc của người Việt xưa cũ. Thể hiện và được truyền bá rộng rãi qua từng thế hệ khác nhau và được lưu truyền đến tận bây giờ và mãi về sau cũng sẽ vẫn như thế, thể hiện lòng tri ân, niềm biết ơn và tất cả tấm lòng của con cháu đối với ông bà cha mẹ và cả thầy cô – người truyền lửa cho bao thế hệ học trò.

Lời chúc kèm theo những nghi thức chúc tết để lại trong lòng người việt ta những ấn tượng sâu sắc. Ngày Tết cổ truyền trong tâm tưởng bao người thật đẹp và ấm áp. Đó  là hình ảnh ông bà cha mẹ ngồi quây quần hấp bánh chưng xanh, nấu xôi gấc đỏ. Là hình ảnh trẻ nhỏ vui cười tíu tít khi ăn absnh kẹo tết và được người lớn lì xì những phong bao đỏ rực rỡ đầy may mắn.

Tham Khảo:  Những điều cần tránh khi sắp đặt bàn thờ bạn nên biết

Sáng ngày mồng 1 là lúc mà vợ chồng con cái quây quần chúc tết ông bà nội, vì theo phong tục mùng 1 là tết cha. Con cháu thay nhau chúc tựng ông bà những lời hay nhất , chúc cho ông bà sống lâu sống thọ hưởng phúc lành cùng cháu con. Ông bà chúc cháu những lời chúc ăn mau chóng lớn và nhiều sức khỏe, kèm theo những phong bao lì xì , những tiền mừng tuổi lấy may cho con cháu.

Sáng mồng 2 là thời gian vợ chồng con cái sang nhà ông bà ngoại để chúc tết vì theo phong tục mùng 2 là tết mẹ. Chúc nhau những lời chúc may mắn, sức khỏe và su đó là cùng nhau thịt gà thưởng thức bữa cỗ tết, nhâm nhi chén rượu nồng, bánh chưng xánh, thưởng thức những bánh những kẹo ngọt bùi. Thật vui biết mấy khi cả gia đình xum  vầy đầm ấm trong ngày Tết.

Ngày mồng 3 người Việt dành ngày này để đi tết thầy cô giáo. Tinh thần tôn sư trọng đạo đã ăn sâu vào máu thịt người dân việt, tấm lòng thành kính, biết ơn công lao truyền đạt tri thức của thầy cô đối với mình. Chúc  thầy cô công tác tốt và đầy sức khỏe, sống an khang thịnh vượng, vui vẻ cùng gia đình .

Thời gian trôi dần thấm thoát với nhiều thay đổi của xã hội hiện đại, tết có nhiều thay đổi với những phong tục mới đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại hóa hiện nay. Người hiện đại ngày nay không coi trọng ngày tết quá mức như xưa nhưng vẫn giữ được truyền nối qua nhiều thế hệ, vẫn giữ được nét chung nhất và đậm đà bản sắc của ngày tết nhất , ngày mồng 1 người việt hiện đại vẫn đi chúc tết và ăn uống vui vầy bên nội, ngày mồng 2 người ta vẫn đi chúc tết và ăn uống bên ngoại, ngày mồng 3 người ta vẫn đi tết thầy tết cô để bày tỏ lòng biết ơn, lòng thành kính. Chúc Tết vốn đã ăn sâu vào tâm tưởng của người việt ta  và trở thành nếp sống  đẹp chưa từng thay đổi.

Tham Khảo:  Oản tài lộc là gì? Cách bài trí oản tài lộc trên bàn thờ Thần Tài

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *