5 sai lầm cần tránh khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết

Bạn đang xem bài viết 5 sai lầm cần tránh khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết tại Bàn Tủ Thờ  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Mỗi dịp cuối năm, dọn dẹp bàn thờ là công việc cực kỳ quan trọng, phải cẩn thận tuyệt đối để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, ảnh hưởng phong thủy của gia đình trong cả năm mới.

Lau dọn bằng dụng cụ không sạch

Điều tiên quyết trong việc dọn dẹp bàn thờ ngày Tết là phải sử dụng những vật dụng dọn dẹp như: Chổi quét, khăn ướt, khăn lau khô,.. đều là vật dụng chưa qua sử dụng, sạch sẽ hoàn toàn và là vật dụng riêng, chỉ để dùng cho việc lau dọn bàn thờ. Theo dân gian, việc dùng vật dụng không sạch hay dùng lau chung với đồ vật thông thường sẽ làm lây nhiễm uế khí, ảnh hưởng sự tôn nghiêm của các bậc bề trên.

5 sai lầm cần tránh khi dọn dẹp bàn thờ ngày TếtLau dọn bằng dụng cụ không sạch

Cách dùng nước lau dọn

Thông thường, rất nhiều gia đình dùng nước lạnh để lau bàn thờ, song việc này không thật sự phù hợp và chưa mang đủ sự tôn nghiêm dành cho các bậc bề trên. Khi lau bàn thờ, thứ nước hoàn hảo nhất được dùng là nước rượu pha gừng. Nếu không thể chuẩn bị nước rượu pha gừng, bạn có thể dùng nước ấm thay thế.

Tham Khảo:  Oản tài lộc là gì? Cách bài trí oản tài lộc trên bàn thờ Thần Tài

Cách dùng nước lau dọnCách dùng nước lau dọn

Tham khảo thêm: Dùng nước gì để lau bàn thờ cho năm mới may mắn, phúc lộc dồi dào?

Đặt bát hương không ngay thẳng

Trong quá trình lau dọn bàn thờ, gia đình không nên để bát hương di chuyển, xô lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi lau dọn cần phải nhẹ nhàng, tinh tế để bát hương giữ nguyên vị trí, tránh những động chạm không cần thiết.

Đặt bát hương không ngay thẳngĐặt bát hương không ngay thẳng

Đặt sai vị trí đồ vật thờ cúng

Tất cả những vật dụng trên bàn thờ cúng đều có vị trí và ý nghĩa quan trọng, nhất định không thể để nhầm, sai lệch các vật dụng với nhau. Trước khi lau dọn, người dọn nên ghi nhớ thật kỹ các vị trí, có thể ghi chép hoặc chụp ảnh lại để đảm bảo không đặt sai vị trí sau khi lau chùi bàn thờ.

Bên cạnh đó, quá trình lau dọn cũng phải diễn ra tuần tự, trước tiên bắt đầu từ bàn thờ Phật, tiếp đến là bàn thờ chư vị Thần linh, bàn thờ gia tiên, sau cùng mới làm sạch bài vị, lư hương cùng các đồ cúng khác,..

Đặt sai vị trí đồ vật thờ cúngĐặt sai vị trí đồ vật thờ cúng

Tỉa chân nhang không đúng cách

Khi tỉa chân nhang, trước tiên bạn cần chuẩn bị một cái muỗng mới sạch, xúc tàn tro ra vật dụng khác có mắt nhỏ hoặc rây bột để lọc tro mịn. Làm sạch bát nhang bằng nước ngũ vị hoặc nước thơm, chờ bát nhang khô rồi cho lại tro cũ vào trong.

Tham Khảo:  Lọ hoa trên bàn thờ nên đặt bên phải hay bên trái mới đúng?

Không được rút hết chân nhang cũ, phải chừa lại 3 – 5 chân nhang và để riêng ra. Chân nhang cũ gói vào giấy sạch, sau khi hóa thì vùi dưới những gốc cây lớn. Nếu cần thay mới bát nhang thì phải thỉnh lễ hạ giải, không vứt tùy tiện.

Tỉa chân nhang không đúng cáchTỉa chân nhang không đúng cách

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về những sai lầm không được mắc phải khi thực hiện việc dọn dẹp bàn thờ. Đừng quên theo dõi Bàn Tủ Thờ để đọc thêm nhiều nội dung hữu ích cho cuộc sống nhé!

Bàn Tủ Thờ

Cảm ơn bạn đã xem bài viết 5 sai lầm cần tránh khi dọn dẹp bàn thờ ngày Tết tại Bàn Tủ Thờ  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *